Các bệnh nhân đến phòng khám Nội Tiêu hoá được làm các các xét nghiệm cơ bản, đồng thời được các bác sĩ khai thác về môi trường sống và chế độ sinh hoạt hàng ngày, chỉ định làm các xét nghiệm trong đó có xét nghiệm giun đũa chó mèo. Kết quả là Dương tính.
Bác sỹ Khoa Nội Tiêu hoá, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo: Bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) rất phổ biến ở Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi chó, mèo nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Giun đũa chó có thể để lại bệnh ở các nội tạng nhất là ở da, cơ, gan, thận, mắt, não và thần kinh…
Nếu các gia đình có nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo.
- Với chó, mèo con, cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi chúng mới sinh ra 2-3 tuần tuổi (vì chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, hoặc qua đường sữa và chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường), tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần. Dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh;
- Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em;
- Thu dọn, loại bỏ ngay các phân các thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm.
- Rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với các thú cưng và vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm.
- Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.
- Cọ, rửa sạch nơi vui chơi của trẻ em.
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó, mèo.
Lưu ý: Các trường hợp có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với chó/mèo hoặc các yếu tố nguy cơ, nếu thấy có triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi ban… người bệnh cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín (như Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang) để có hướng điều trị tốt nhất.
Người viết: Bác sĩ Nguyễn Phạm Minh Trang – Khoa Nội Tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.