Tiểu đường thai kỳ (gestational) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
Bác sỹ CKII Lê Minh Hải – Phó Trưởng khoa Phụ sản cho biết: Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý không còn xa lạ với các mẹ bầu. Tỷ lệ tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 12% số phụ nữ mang thai, mẹ bầu cần làm xét nghiệm đường máu mao mạch lúc đói ở tuần thai 24 – 28. Khi đường máu mao mạch cao hơn bình thường cần làm nghiệm pháp tăng đường máu lúc đói. Và cần có những tư vấn cụ thể của các bác sỹ chuyên khoa. Tuy nhiên với những mẹ đã có tiền sử tiểu đường trước khi mang thai sẽ được xét nghiệm sớm hơn.
Những nguy cơ sẽ xảy ra với mẹ và bé khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Với mẹ: nguy cơ tiền sản giật, thai lưu, tăng tỷ lệ đẻ non/ đẻ khó, nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Với em bé: thai to, vàng da, hạ đường huyết, nguy cơ tiểu đường và béo phì...
Bác sỹ Hải khuyến cáo các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ đúng chuyên khoa, làm các xét nghiệm đường máu. Trường hợp Mẹ bầu có chỉ số đường máu mao mạch cao, để có thể biết mình cần phải nhập viện hay không, mẹ bầu nên nghe tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Sản. Khi thai đủ tháng, chuyển dạ đẻ cần vào các cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật hoặc đến khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để phẫu thuật lấy thai.
Khám thai định kỳ và xét nghiệm thường xuyên, chúc mẹ bầu có 1 thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn!
Để được tư vấn về sản phụ khoa, mời các bạn liên hệ với Khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang theo số điện thoại: 0869.565.789.
"Đồng hành cùng bạn - Vượt cạn an toàn"